Chứng ợ nóng, ợ chua hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng nước ion kiềm. Đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ cơ chế điều trị chứng ợ chua chuẩn y khoa.
1. Ợ chua là gì?
Ợ chua là triệu chứng thường xảy ra sau bữa ăn, vào buổi tối hay khi bạn nằm hoặc cúi người. Đây là hiện tượng axit hay enzyme trong dạ dày trào ngược lên cơ vòng dưới thực quản (lower esophageal sphincter – LES), một cơ có chức năng ngăn cách thực quản với dạ dày. Hiện tượng này thường đi kèm cảm giác nóng rát ở ngực và vị chua đắng ở miệng.
2. Sự khác nhau giữa ợ nóng, trào ngược axit và GERD
Để phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit, chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:
Triệu chứng ợ nóng
- Ợ nóng thường xảy ra sau bữa ăn quá no, sau bữa ăn tối
- Người bị ợ nóng thường cảm thấy đau ở ngực rồi lên đến cổ họng sau đó lan lên miệng và quai hàm
- Có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, vị giác giảm
- Đau nhiều hơn sau khi nằm hoặc ngồi xuống
Triệu chứng trào ngược axit
- Một trong những triệu chứng chủ yếu của chứng trào ngược axit là ợ nóng, tuy nhiên cũng có những trường hợp bị ợ nóng nhưng không phải là trào ngược axit.
- Trào ngược axit còn có thêm những triệu chứng như sau: Hôi miệng, đau khi nuốt thức ăn, khó thở, buồn nôn hoặc nôn…
3. Nguyên nhân gây chứng ợ nóng
Có một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ợ chua như sau:
Ăn các món làm tăng axit dạ dày
Đôi khi một số thực phẩm và đồ uống hằng ngày có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, từ đó dẫn đến chứng ợ chua. Một số thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày là thức ăn có nhiều axit và những đồ uống có ga, có cồn hay có caffeine.
Thai kỳ
Tình trạng mang thai có thể gây tăng áp lực trong khoang bụng và ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng dưới thực quản, cơ có chức năng ngăn axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ợ chua.
Béo phì
Tương tự như thai kỳ, cân nặng không hợp lý cũng có thể gây tăng áp lực lên bụng và dẫn đến tình trạng ợ chua.
Căng thẳng
Stress sẽ khiến hệ thần kinh không điều khiển được quá trình tiêu hóa một cách hiệu quả. Điều này sẽ góp phần khiến bạn bị khó tiêu và ợ chua.
Thoát vị hoành
Đây là bệnh mà một phần dạ dày nhô lên ngực thay vì nằm ở dưới cơ hoành. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ vòng thực quản và là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày. Hai nguyên nhân này sẽ góp phần khiến bạn bị ợ chua.
Trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày). Bên cạnh đó, bệnh nhân còn dễ gặp tình trạng nóng rát thực quản, ợ nóng, ợ hơi.
4. Dứt điểm chứng ợ nóng nhờ nước ion kiềm
Theo bác sĩ tiêu hóa Evan Dellon – Phó giáo sư Y khoa Đại học Y khoa Bắc Carolina cho biết, cơ thể của bạn cũng có mức độ pH riêng. Ví dụ: pH có xu hướng trung tính trong máu, thấp hơn trong dạ dày và cao hơn ở ruột non.
Nước ion kiềm có tính kiềm cao tự nhiên lại hình thành ở dạng ion, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa các chất axit trong dạ dày. Tính kiềm sẽ giúp ngăn ngừa các gốc tự do, thúc đẩy sự cân bằng tốt hơn.
Nước kiềm là công cụ ngăn ngừa bệnh tật vì các mầm bệnh này không thể phát triển trong môi trường kiềm. Nước kiềm có độ pH dao động trong khoảng 8,0 đến 11. Phần lớn nước máy hoặc nước đóng chai chúng ta uống thực sự có tính axit nhẹ, nằm trong khoảng từ 6,0 đến 7,5.
Theo các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí y tế, nước kiềm ở độ pH 8,8 sẽ làm bất hoạt pepsin của người, một loại enzyme tiêu hóa tàn phá niêm mạc thực quản của bạn.
Ngoài ra, nước kiềm hoạt động như một chất đệm axit tốt có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và khắp cơ thể của bạn. Các dữ liệu cho thấy nước ion kiềm có thể là một phương pháp điều trị bổ trợ không rủi ro đối với bệnh ợ nóng (trào ngược dạ dày).
XEM THÊM
Nước ion kiềm là khắc tinh đối với bệnh trào ngược dạ dày?
NGUY CƠ TIỀM ẨN TRONG NƯỚC THẨM THẤU NGƯỢC
10 cách để khôi phục độ cân bằng pH của cơ thể và thải độc tố